Nguyên lý Pareto: 20% số người trong công ty có trách nhiệm tạo ra 80% thành công của công ty. Để tăng năng suất lao động của công ty, lãnh đạo phải áp dụng chiến lược sau:
1. Xác định 20% những nhân viên quan trọng nhất
2. Dành 80% thời gian cho 20% nhân viên đó
3. Dành 80% quỹ phát triển nhân lực vào 20% đó
4. Đào tạo một trợ lý thực hiện 80% công việc ít hiệu quả cho 20% nhân viên quan trọng nhất
5. Yêu cầu 20% nhân viên giỏi nhất đào tạo tại chỗ cho 20% nhân viên tiếp theo
Vấn đề không phải bạn làm việc vất vả đến đâu, mà là bạn làm việc hiệu quả như thế nào
Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên:
– Quan trọng/ Cấp bách: phải được giải quyết trước tiên
– Quan trọng/ Không cấp bách: Xác định hạn chót phải hoàn thành, và chia nhỏ công việc làm đều đặn hàng ngày
– Không quan trọng/ Cấp bách: Khẩn trương hoàn thành mà không cần huy động nhiều nhân lực. Có thẻ giao phó cho một trợ lý đắc lực
– Không quan trọng/ Không cấp bách: dành 30 phút mỗi tuần để giải quyết tất cả công việc loại này, hoặc giao lại cho người khác làm
Các câu hỏi sắp xếp mức độ ưu tiên:
1. Người ta cần gì ở tôi? Không có tôi có ảnh hưởng lớn tới công việc không?
2. Cái gì đem lại cho tôi hiệu quả cao nhất? 3 vấn đề thường xuyên xãy ra trong công ty
– Lạm dụng: có người làm quá nhiều
– Bỏ phí: rất nhiều nhân viên được giao rất ít việc
– Dùng sai người: nhiều người làm sai vị trí
3. Phần thưởng lớn nhất trong công việc là gì?
Nguyên tắt ưu tiên:
Những việc ưu tiên không bao giờ cố định:
– Đánh giá hàng tháng: 3 câu hỏi ở trên
– Loại ra: xem công việc nào có thể giao lại cho người khác
– Dự đoán: công việc quan trọng nhất và bao lâu hoàn thành nó?
–> bạn không thể đánh giá quá cao mọi thứ. Biết thờ ơ có chủ định
Điều tốt và đều tốt nhất là kẻ thù của nhau:
– Lựa chọn cái tốt và cái không tốt thì dễ, nhưng lựa chọn cái tốt và cái tốt nhất thì khó
– Cách xóa bỏ ràng buộc giữa hai lựa chọn tốt:
+ Hỏi ý kiến cấp trên
+ Có thể giao phó 1 trong 2 lựa chọn cho người khác
+ Lựa chọn nào mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng? Khách hàng là mục tiêu cuối cùng
+ Ra quyết định dựa trên mục đích của tổ chức hay cơ quan
Bạn không thể có tất cả:
– Biết bỏ đi những thứ không cần thiết. Nếu bạn muốn giành được bất kỳ thứ gì thì 95% thành công phụ thuộc vào việc bạn biết mình muốn gì?
Quá nhiều ưu tiên sẽ làm chúng ta tê liệt:
– Tất cả nhà lãnh đạo thực thụ đều học cách nói không với nhiều việc quan trọng và nói có với những việc quan trọng nhất
Khi phải dành quá nhiều sức lực cho những việc ít quan trọng, rắc rối lớn sẽ xãy ra:
– Nguyên nhân khiến phần lớn mục tiêu chính không đạt được là do chúng ta dành quá nhiều thời gian cho những việc ít quan trọng
Thời hạn và mức độ khẩn cấp hối thúc chúng ta phải lựa chọn:
– Ở điều kiện bình thường con người thường làm việc ít năng suất, nhưng trong điều kiện khẩn cấp thì rất tập trung
Nhiều khi đến lúc không thay đổi được nữa, chúng ta mới biết đâu là thất sự quan trọng:
– Người ta sinh ra thì hai bàn tay nắm và chết đi với hai bàn tay mở. Cuộc sống luôn lấy đi những thứ mà chúng ta cho là rất quan trọng
– Không một người nào khi lâm chung trên giường bệnh lại nói “Tôi ước gì có nhiều thời gian hơn nữa cho công việc”