Các tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc bền lâu

Gia đình là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của người thân. Bất kỳ ai cũng đều mong muốn gia đình mình luôn được ấm no, hạnh phúc. Mỗi người sẽ có tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc riêng nhưng nhìn chung đều bao gồm các yếu tố như: Tài chính vững mạnh, có sự chia sẻ, cảm thông, tôn trọng…

Có người cho rằng gia đình sẽ hạnh phúc khi có đủ điều kiện vật chất. Có người lại chỉ mong các thành viên trong gia đình đoàn kết, yêu thương nhau là đủ. Quan điểm khác nhau dẫn đến mỗi người có tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc khác nhau . Nhưng nhìn chung để gia đình hạnh phúc cần đáp ứng được những tiêu chí sau:

1. Tôn trọng lẫn nhau

Trong gia đình thì ai cũng cần được tôn trọng, cả trẻ nhỏ cũng vậy. Sự thiếu tôn trọng trong suy nghĩ sẽ gây ra những lời nói, hành động làm tổn thương người khác. Mà lời nói là thứ có tính sát thương rất lớn. Vết thương về thể xác có thể được chữa khỏi nhưng những gì đã nói ra có lẽ cả đời vẫn chưa quên được.

Nhiều gia đình có tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nên vai trò của người đàn ông trong gia đình được đánh giá cao còn phụ nữ thì không có tiếng nói. Điều này rất dễ dẫn đến sự thiếu tôn trọng của người chồng đối với người vợ. Dù trình độ dân trí ngày càng được cải thiện, tuy nhiên tư tưởng này chưa được xóa bỏ hoàn toàn, nó vẫn còn len lỏi trong suy nghĩ của nhiều người.

Hay trong mối quan hệ của cha mẹ với con cái, nhiều bậc cha mẹ luôn bắt ép con phải làm theo những gì mình đã sắp xếp không cần biết con có thích hay không. Với suy nghĩ “con không biết gì” cha mẹ có quyền quyết định cả tương lai của con từ trường học, việc làm đến cả chuyện hôn nhân dẫn đến việc con cái lúc nào cũng cảm thấy bất mãn.

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang cười

2. Quan tâm, chia sẻ và yêu thương

Sự quan tâm chia sẻ tạo nên sự kết nối bền chặt giữa các thành viên trong gia đình. Với cuộc sống bận rộn như hiện nay, việc dành nhiều thời gian để cùng nhau trò chuyện là điều hiếm hoi với nhiều gia đình. Cha mẹ thường mải mê với công việc mà chưa dành thời gian quan tâm đến các con. Điều đó dễ dẫn đến việc các bé dễ bị tủi thân, cô đơn, lạc lõng…

Vì vậy, hãy sắp xếp công việc để dành thời gian nhiều hơn nói chuyện, tâm sự với các thành viên trong gia đình  để mọi người  đều cảm được quan tâm, được chia sẻ khi trở về nhà. những bữa ăn tối, những buổi đi thể dục cùng nhau hay một chuyến du lịch gia đình… sẽ giúp mọi người thêm hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn.

z1716795078436_76c14f66b458cebb0534a0d0deb6dcaa

3. Làm tròn trách nhiệm của bản thân

Mỗi thành viên trong gia đình đều có nghĩa vụ và trách nhiệm riêng. Với các con phải có nghĩa vụ đi học, ngoan ngoãn, hiểu thảo với ông bà, bố mẹ. Vợ và chồng cùng nhau làm việc, chăm sóc, nuôi dạy con cái, báo hiếu cha mẹ.

Nếu mỗi thành viên trong gia đình đều làm tốt trách nhiệm của mình thì những người còn lại mới có thể yên tâm để phát triển những việc khác. Hãy nghĩ đơn giản như việc con cái ngoan ngoãn, học giỏi thì cha mẹ mới toàn tâm toàn ý phát triển sự nghiệp để mang lại cho con một cuộc sống đầy đủ hơn.

Ngoài ra, mỗi thành viên trong gia đình đều phải biết cách tự chăm sóc bản thân. Khi làm được điều đó, bạn sẽ biết cách trân trọng những giá trị của mình, tự tin, yêu đời hơn và lan tỏa niềm hạnh phúc đến những người xung quanh.

Hãy dành thời gian nhiều hơn để quan tâm đến sức khỏe, tinh thần của mình bằng cách tích cực tham gia các hoạt động xã hội, làm đẹp, tập thể dục… Chỉ khi nào bạn yêu thương, trân trọng chính mình thì bạn mới nhận được sự trân trọng của người khác.

z1771624268818_1daf94598ce6e4db976c3c61175c0cbb

4. Gia tăng giá trị bản thân

Ông bà có câu, nồi nào úp dung nấy, khi chung sống trong một gia đình, để hạnh phúc thì tất cả thành viên trong gia đình phải hướng cùng một GIÁ TRỊ SỐNG. Giá trị sống để thể hiện thông qua cách nghĩ, cách làm phải đồng nhất lẫn nhau, mang lại lợi ích cho gia đình và cho xã hội. Một người chồng cầu tiến không thể sống với một người vợ buông thả không chí thú làm ăn. Tương tự một người vợ cật lực hết mình vì gia đình không thể nào sống cùng một người chồng cờ bạc, rượu chè hay lười biếng. Khi LỆCH GIÁ TRỊ SỐNG, người ta sẽ không sống được với nhau. Do đó, để hôn nhân bền vững, bản thân mỗi thành viên trong gia đình phải luôn nổ lực học tập, phát triển không ngừng và tạo điều kiện cho các thành viên còn lại cùng theo đuổi các giá trị chung của gia đình. Như thế mới thật sự hạnh phúc vì có người đồng hành trên hành trình của cuộc sống

z1744296011855_b74b51078b1b728e44cf69d53741a2b1

5. Tài chính vững mạnh

Để xây dựng cuộc sống hạnh phúc, tài chính đóng góp vai trò không nhỏ. Nếu tài chính vững mạnh, các thành viên trong gia đình sẽ có điều kiện chăm sóc sức khỏe thường xuyên, được học tập và phát triển bản thân ở những môi trường tốt nhất

Một túp liều tranh hai quả tim vàng không còn đúng trong thời đại thông tin với tốc độ sống nhanh như ngày hôm nay. Tuy không lệ thuộc vào đồng tiền, nhưng sống trong cảnh có nhiều tiền vẫn tốt hơn sống trong cảnh túng quẩn nợ nần chồng chất.

Cần chăng những cơ hội, sự nghiệp kinh doanh để cả gia đình có thể cùng làm, cùng trải nghiệm, cùng chia sẽ, cùng phát triển, cùng tôn trọng, cùng yêu thương và cùng giàu có thịnh vượng!

z1709472614295_07b9efacee0ecca371bbbe79af3fb381