{21/1000} NGƯỜI “CHỦ CHỐT” VÀ NGƯỜI “CHỦ TỐT” (P3)

Nếu tìm hiểu về con người trong các tổ chức đa quốc gia nổi tiếng như Google, Apple…chúng ta đều thấy một đặc điểm chung ở những tổ chức này là đều trân trọng yếu tố con người. Các tổ chức này xem con người là những sinh vật đang sống trong một hệ sinh thái đang sống, khác với quan điểm xem doanh nghiệp là các cổ máy, con người là các mắc xích vô hồn. Do đó, ở những tổ chức này, chúng ta thấy con người vừa làm, vừa chơi, vừa sống như chính tại căn nhà (đôi lúc còn tốt hơn căn nhà) của họ, đây là yếu tố để giúp con người gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và sẵn sàng sống chết với doanh nghiệp

Đấy là những yếu tố ngoại cảnh tạo nên văn hóa một doanh nghiệp phát triển trường tồn. Giờ chúng ta quay về bên trong một doanh nghiệp, đâu là yếu tố để quyết định doanh nghiệp sống còn trong thế giới cạnh tranh đầy khóc liệt như hiện nay?

Người đầu tiên doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả bị thay thế đó chính là “lãnh đạo”, chính lãnh đạo được thay thế không hơn không kém. Vì chính lãnh đạo là yếu tố quyết định việc sống còn của một doanh nghiệp.

Lãnh đạo giống như gió bão, không ai thấy nó, nhưng tác động và tác hại của nó vô cùng lớn.

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa người quản lý cấp trung, và lãnh đạo của doanh nghiệp. Tôi thường hay nghe người ta gọi “lãnh đạo nhóm”, “lãnh đạo phòng”, “lãnh đạo trung tâm”, “lãnh đạo khu vực”…nhưng thật chất với những vai trò này, họ không thể đưa ra quyết sách và tự quyết cho sự sống còn của doanh nghiệp, họ chỉ là những người quản lý.

Vậy người quản lý là người thực thi các quyết sách của lãnh đạo để đảm bảo các quyết sách đó có thể khả thi ở hiện thực.

Còn lãnh đạo là người chèo lái con thuyền của doanh nghiệp, họ là người quyết định cuối cùng các quyết sách của toàn bộ doanh nghiệp.

Quản lý trong doanh nghiệp thì rất nhiều, và thường được chia nhiều cấp bậc. Còn lãnh đạo thông thường chỉ có vài vị.

Quản lý thực thi công việc thông qua mệnh lệnh, chức vị, KPI, và bắt đầu xem con người là mắc xích trong cổ máy vô hồn. Nhưng lãnh đạo là người kết nối, lãnh đạo bằng làm gương, chinh phục trái tim trước khi dẫn dắt không lệ thuộc nhiều chức vị, lãnh đạo không dùng từ “TÔI” mà họ hay dùng từ “CHÚNG TA”, lãnh đạo là người biết lắng nghe, trong khi quản lý thường dành phần nói…

Trong doanh nghiệp có 03 loại người:

  • Nhóm 01: Người không làm gì, không tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, cần được thay sớm
  • Nhóm 02: Người theo sau, tạo ra giá trị bằng hoặc dưới mức kỳ vọng của bản thân và doanh nghiệp, nhóm này có thể được đào tạo phát triển đi lên. Nhưng thường mất rất nhiều thời gian. Nhóm này cũng cần duy trì để thực thi công việc thường ngày của doanh nghiệp. Và khi cần cũng có thể thanh lọc bớt
  • Nhóm 03: Người lãnh đạo, chiếm 20%, nhưng tạo ra 80% tài sản của doanh nghiệp. Nhóm này cần tìm cách để giữ và phát triển.

Do đó, không gì ngạc nhiên khi một ngày nào đó bạn nhận được tin báo bị sa thải. Vì có 2 tình huống bạn sẽ biết lý do tại sao bị sa thải. Thứ nhất, nếu bạn là lãnh đạo của doanh nghiệp, thì đó là dấu hiệu doanh nghiệp của bạn đang thua lỗ, người ta thay thế bạn. Thứ hai, bạn nằm trong nhóm 01 và nhóm 02, việc bị sa thải thay thế bạn là chuyện đương nhiên.

Như vậy, ở bất kỳ vị trí nào trong doanh nghiệp, với vai trò người làm job, bạn luôn đối mặt với việc bị sa thải trong tương lai. Thử nghĩ các CEO, các quản lý cấp cao, quản lý cấp trung của Yahoo, IBM, …chắc cũng rất ngạc nhiên khi các tổ chức danh tiếng này tuyên bố giải thể? Tôi tin chắc là họ rất ngạc nhiên và khi tin đó là sự thật, nhưng nó là sự thật trần trụi mà họ phải chấp nhận trong cay đắng.

Ngày hôm sau tôi sẽ cho các bạn biết làm thế nào để trở thành người chủ tốt của chính mình và kiểm soát cuộc đời mình mãi mãi.