{30/1000} BÍ MẬT 05 CẤP BẬC LÃNH ĐẠO GIÚP THAY ĐỔI CUỘC SỐNG NHIỀU NGƯỜI

JohnC Maxwell, một Guru (bậc thầy) lãnh đạo trên thế giới đã công bố những phát hiện của công trình nghiên cứu trên 20 năm cho rằng trong mỗi chúng ta đều có những năng lực lãnh đạo vô hạn. Tuy nhiên vẫn chỉ có 20% số người bắt đầu nhận diện ra những tiềm năng lãnh đạo này, và thật đáng buồn khi chỉ có 1% số người trong xã hội biết vận dụng sức mạnh lãnh đạo bên trong mình để xây dựng cuộc sống, sự nghiệp và tạo dựng hạnh phúc gia đình.

Anh chị em có biết không, trước đây Thuận cũng nghĩ lãnh đạo đơn thuần là có quyền lực, và chỉ dành cho những người có quyền lực. Nhưng không, Thuận chứng kiến rất nhiều quản lý đang ngộ nhận là lãnh đạo và đang vật lộn với cuộc chiến cô độc một mình ít người đi theo.

Trong quá trình xây dựng sự nghiệp và phát triển đội ngũ của mình, Thuận bắt đầu thấy sức mạnh tự lãnh đạo bản thân, và quá trình phát triển từng cấp bậc lãnh đạo để vươn lên tầm cao cho từng anh em trong doanh nghiệp của mình.

Và bên dưới đây là những bí mật về 05 cấp độ lãnh đạo chúng ta cần hiểu mình đang ở đâu để có kế hoạch dung bồi phát triển lên những cấp độ cao hơn đúng nghĩa của nó.

  1. CẤP ĐỘ 01: POSITION (QUYỀN HẠN) – Mọi người theo bạn vì họ buộc phải làm vậy

Cấp bậc lãnh đạo thấp nhất– mức khởi đầu – là Quyền Hạn và chỉ thuần túy dựa trên địa vị. Người lãnh đạo ở cấp này chỉ gây ảnh hưởng với nhân viên nhờ vào quyền hạn có được từ chức danh của mình. Nhân viên đi theo lãnh đạo vì họ buộc phải làm vậy.

Nếu bạn đang ở cấp độ này, bạn có thể là sếp nhưng chưa hẳn là một người lãnh đạo đúng nghĩa. Bạn chỉ có nhân viên dưới quyền chứ chưa chắc đã có những cộng sự đắc lực. Bạn phải cần đến các quy tắc, luật lệ, sơ đồ tổ chức mới có thể giám sát nhân viên.

  1. CẤP ĐỘ 02: PERMISSION (QUAN HỆ) – Mọi người theo bạn vì họ muốn vậy

Cấp bậc lãnh đạo thứ 2 – Quan Hệ – dựa trên việc thiết lập mối quan hệ. Khi bạn quý mến nhân viên và đối xử với họ bằng sự chân thành và tôn trọng, bạn bắt đầu phát triển khả năng gây ảnh hưởng của mình đối với họ.

Bạn có thể xây dựng và duy trì sự tin tưởng của nhân viên qua việc hiểu rõ bản thân họ cũng như biết cách làm việc hiệu quả với họ.

Cùng lúc, bạn tạo cơ hội cho nhân viên cũng hiểu và tin tưởng mình. Bạn không nhất thiết phải quý mến nhân viên mới có thể lãnh đạo họ nhưng khó có thể lãnh đạo nhân viên hiệu quả nếu không thích họ.

  1. CẤP ĐỘ 03: PRODUCTION (KẾT QUẢ) – Mọi người theo bạn vì những gì bạn đã làm cho công ty hay tổ chức

Lãnh đạo giỏi không chỉ phát triển mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên và tạo môi trường làm việc tích cực mà còn phải đảm bảo công việc đạt kết quả. Chính vì vậy, cấp bậc lãnh đạo thứ 3 dựa trên kết quả công việc.

Ở cấp bậc này, lãnh đạo có được khả năng gây ảnh hưởng và sự tín nhiệm. Từ đó, công việc được thực hiện có kết quả cao, môi trường làm việc tích cực, lợi nhuận tăng, tỉ lệ bỏ việc giảm, mục tiêu hoàn thành.

Lãnh đạo trở thành người tạo ra thay đổi thông qua việc ra các quyết định táo bạo nhằm nâng mức hiệu quả của nhân viên lên một tầm cao hơn.

  1. CẤP ĐỘ 04: PEOPLE DEVELOPMENT (PHÁT TRIỂN) – Mọi người theo bạn vì những gì bạn đã làm cho họ

Người lãnh đạo giỏi không phải vì có quyền lực cao mà vì có khả năng trao quyền và phát triển người khác. Đây cũng là những gì lãnh đạo ở Cấp độ 4 cần làm.

Tận dụng vị trí, các mối quan hệ và khả năng làm việc có năng suất, nhà lãnh đạo Cấp 4 đầu tư vào các thành viên chủ chốt và phát triển họ thành những người có khả năng lãnh đạo. Nhờ vậy, có hai điều tích cực xảy ra.

Thứ nhất, tinh thần làm việc nhóm phát triển cao do các thành viên phát triển mối quan hệ và lòng trung thành. Thứ hai, kết quả chung của nhóm và toàn doanh nghiệp tăng lên vì càng có nhiều người phát triển kỹ năng lãnh đạo để giúp toàn bộ nhân viên cùng phát triển.

  1. CẤP ĐỘ 05: PINNACLE (KÍNH TRỌNG) – Mọi người theo bạn vì kính trọng con người bạn và những gì bạn tạo dựng

Đây là cấp bậc lãnh đạo cao nhất và cũng khó đạt được nhất vì chúng ta không chỉ cần nỗ lực, kỹ năng, mức độ cam kết chủ động mà còn phải có tài năng lãnh đạo đặc biệt.

Vậy ở cấp độ này, lãnh đạo phải làm gì? Đó chính là đào tạo ra những thế hệ lãnh đạo thuộc Cấp độ 4. Lãnh đạo ở Cấp độ 5 tạo ra các cơ hội mà những nhà lãnh đạo không làm được. Họ còn tạo dựng cho bản thân một di sản trong mỗi công việc mình làm để người khác kế thừa.

Với khả năng lãnh đạo xuất chúng, họ có được danh tiếng. Nhờ đó, họ khiến cho doanh nghiệp của mình – thậm chí là cả ngành công nghiệp – trở nên ưu việt hơn.

Để hiểu rõ hơn 05 cấp bậc lãnh đạo này, bạn có thể tìm đọc quyển sách “THE 5 LEVELS OF LEADERSHIP – John C Maxwell”