{25/1000} SỰ THẬT TRẦN TRỤI VỀ NHỮNG LOẠI HÌNH CÔNG VIỆC “KHUYẾT TẬT”

Thời gian gần đây tôi nghe một số anh chị bảo rằng bảo hiểm lừa đảo, bất động sản lừa đảo, đa cấp lừa đảo, kinh doanh online lừa đảo, kế toán lừa đảo, đầu tư lừa đảo, bác sĩ lừa đảo, giáo viên lừa đảo… và rất nhiều cái lừa đảo.

Bài viết này tôi đứng ở vị trí trung lập để làm sáng tỏa từ “lừa đảo” mà ngay cả bản thân một số người đang bị “lừa đảo” bởi những thông tin thiếu thực chứng.

Theo khái niệm, lừa đảo là mình lấy của một ai đó một thứ có giá trị cao, mà trả về một thứ có giá trị thấp hoặc không trả.

Như vậy, nguyên nhân gây ra lừa đảo ở đây có 2 khía cạnh:

  1. Người bị lừa:
  • Rất ít doanh nhân thành công dùng từ lừa đảo, khi giao dịch không thành công, người ta xem đó thất bại, trên thương trường, việc thất bại một vài lần hoặc rất nhiều lần là chuyện đương nhiên. Không ai lừa được mình trừ khi mình đưa đầu vào đó.
  • Như vậy những người bị lừa là những người bản thân cũng thích lừa người khác, muốn làm nhanh ăn vội, muốn hớt ván, muốn chợp giật, muốn ngồi không xơi nước…ngay trong tâm thức khởi đầu đã thấy có mùi lừa rồi thì kết quả bị lừa là chuyện đương nhiên
  • Trên đời này không có gì là không có giá, không thành tựu nào mà không đổ mồ hôi công sức, cái gì sớm đến thì sớm đi. Những thứ giá trị sẽ tiếp tục trường tồn.
  • Làm việc gì cũng phải tìm hiểu kỹ ở nhiều khía cạnh thông tin, đặc biệt các thông tin được kiểm duyệt từ các cơ quan có thẩm quyền. Rất nhiều người vội tin không tìm hiểu tận tường mà theo lòng tham thì bị lừa là phải chịu là đúng rồi.
  • Luật hấp dẫn luôn đúng: khi mình muốn làm theo kiểu lấy dành phần hơn, để người khác thua thiệt, thì mình sẽ hấp dẫn những người y như thế đến với mình, và rồi một ngày nào đó mình là nạn nhân của nó.
  1. Người lừa:
  • Câu hỏi đặt ra người lừa ở đâu ra? Không ở đâu ra cả, từ nhóm người bị lừa mà ra. Bị lừa thì đi lừa lại người khác.
  • Nếu sống có đạo đức, dù bị thất bại nghìn lần, thì người ta vẫn khởi đầu lại một cách chân chính theo con đường chánh pháp.
  • Nếu không có đạo đức, khi bị lừa một thì bắt đầu đi lừa người khác mười.

Như vậy, để không bị lừa và không cho lừa phát triển, bản thân mỗi chúng ta phải nắm thông tin ở nhiều khía cạnh rõ ràng, chắc chắn, có kiểm chứng. Làm gì cũng phải công bằng, giúp người khác có giá trị, thành công trước khi mình thành công.

Thất bại thì đứng dậy, làm lại từ đầu. Giá trị thấp thì tu tập rèn luyện gia tăng giá trị. Thu nhập không cao hơn giá trị của mỗi con người. Nếu lừa người khác có 1 tỷ, nhưng giá trị bản thân chỉ xứng đáng 1 triệu, thì 1 tỷ đó sớm muộn cũng ra đi, và tài khoản nhanh chóng trở về 1 triệu hoặc thấp hơn.

Thứ hai, tôi không quan tâm ngành nghề nào lừa đảo vì ngành nghề lừa thì tôi đảm bảo nó không tồn tại quá 5 năm.

Như vậy chúng ta đang bị “lừa thông tin” đến nỗi “não bị đóng băng” với cái gọi là “ngành lừa đảo: ngành bảo hiểm lừa đảo, bất động sản lừa đảo, đa cấp lừa đảo, kinh doanh online lừa đảo, kế toán lừa đảo, đầu tư lừa đảo, bác sĩ lừa đảo, giáo viên lừa đảo…”

Nếu phân tích kỹ, chỉ có 2 con đường công việc dù bạn làm ở bất cứ ngành nghề nào:

  • Công việc chân chính (chánh pháp)
  • Công việc “khuyết tật” (tà pháp)

Ở bất kỳ ngành nghề nào như bảo hiểm, bất động sản, đa cấp, kinh doanh online, kế toán, CNTT, y tế, giáo dục,…nếu bạn làm đúng giá trị đạo đức, cống hiến giá trị phục vụ cộng đồng xã hội, khách hàng, đối tác, đồng nghiệp… và luôn nâng cao giá trị và giúp đỡ họ sống tốt hơn, thì đó là con đường chánh pháp.

Nếu là nhân viên, giám đốc, chủ doanh nghiệp mà luôn muốn lấy hết của cải, công sức của mọi người, mình thắng mà người khác phải vất vả thua thiệt, thì đó là con đường tà pháp

Ở đây tôi muốn phân tích sâu hơn một chút về 2 con đường này, tôi nói thẳng, hơi đắng như nó là sự thật:

  • Là một nhân viên cho một công ty đa quốc gia nổi tiếng lừng lẫy trên thế giới. Nhân viên ấy tìm cách lấy ý tưởng, sản phẩm dịch vụ của công ty mình ra ngoài kiếm mối phân phối nhiều cấp chia hoa hồng kiếm chác, đó là một dạng “khuyết tật”. Hôm lấy ở cty một cây bút, hôm lấy một quyển sổ, hôm lấy một chồng giấy, … đem về nhà sử dụng cho mục đích cá nhân, đây cũng là một dạng “khuyết tật”…
  • Là “sếp”: Lấy cấp ý tưởng của nhân viên, trục lợi cá nhân, và không ghi nhận công sức giá trị anh em đồng đội, đây là một dạng “khuyết tật”, nhóm này trong bất kỳ công ty nào cũng có, nhiều vô số kể. Lấy ý tưởng giải pháp của doanh nghiệp ra ngoài câu kết làm riêng cạnh tranh lại chính doanh nghiệp mình đang làm, đây cũng là một dạng “khuyết tật”. Nếu muốn làm riêng, tốt nhất nghỉ việc, ra làm riêng theo năng lực của mình.
  • Đặc điểm chung của hai nhóm “khuyết tật” ở trên là “sợ bị lừa”, vì một người làm chân chính không bao giờ sợ

Đúc kết lại. Nếu bạn làm một việc gì pháp luật công nhận, và mang giá trị cho người khác, giúp họ có giải pháp tốt hơn trong cuộc sống thì đó là những công việc tốt đẹp bạn nên tiếp tục phát triển. Và ngược lại, nếu bạn đang làm công việc pháp luật không công nhận, làm tổn hại tới giá trị và cuộc sống của người khác, tôi khuyên bạn học cách buông bỏ, nếu không, chính bạn cũng là nạn nhân của công việc đó, dù công việc đó mang trên mình cái danh nổi tiếng, bóng bẩy.